Đờn ca Tài tử
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian [1]. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Nguồn gốc
Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.
Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.
Phạm vi di sản
Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam Việt Nam là: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Trong đó, Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh là những tỉnh, thành phố có nhiều người hát đờn ca tài tử nhất.
Nhạc cụ
Nhạc cụ trong "Đờn ca tài tử" gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo thường là sáo bảy lỗ (phụ họa). Hiện nay có một loại đàn mới do các nghệ nhân Việt Nam cải biến là Guitar phím lõm. Loại nhạc cụ này được khoét lõm các ngăn sao cho khi đánh lên nghe giống nhạc cụ Việt Nam nhất (âm cao).
Trình diễn
Ban nhạc tường dùng năm nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.
Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.
Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.
Một số người nói rằng từ "tài tử" có nghĩa là nghiệp dư. Trong thực tế, từ này có nghĩa là tài năng và ngụ ý rằng những người này không dùng nghệ thuật để kiếm kế sinh nhai,mà chỉ để cho vui hoặc những lúc ngẫu hứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không phải là chuyên gia. Ngược lại, để trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực nhất của từ này, họ phải thực hành trong một thời gian dài.
Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình đẳng. Ca trù hát và người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng.
Đờn ca tài tử sử dụng dụng cụ như đàn cò, đàn nguyệt, đàn tranh, song lan (nhạc cụ bằng gỗ để gõ nhịp) hoặc cả Ghita lõm.
Loại hình âm nhạc không chỉ ở các lễ hội và các bên mà còn trong thời gian sau thu hoạch. Ngoài ra, nó có thể được chơi trong bóng mát của cây, con thuyền hoặc trong đêm trăng sáng...
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đờn_ca_tài_tử_Nam_Bộ