Nghệ sĩ cải lương Thanh Tuấn sinh ngày 30-2-1950 tại Tỉnh Quảng Ngãi, nước Việt Nam.
NS Thanh Tuấn tên thật là Nguyễn Thanh Liên là một trong những NSCL thế hệ thứ ba, NSƯT Thanh Tuấn được công chúng biết đến và mến mộ là một danh ca hơn là một NS biểu diễn. Nhiều người còn cho rằng nghệ thuật ca vọng cổ của anh đã tạo nên “Trường phái Thanh Tuấn”. Đó cũng là ước mơ thứ nhất khi anh mới bước vào nghề , ước mơ thứ hai là anh tự sáng tác vọng cổ để làm album lưu niệm cho mình và cả 2 ước mơ ấy giờ đây đã thành hiện thực. Anh còn đóng góp bằng mấy chục bài vọng cổ và tuồng cải lương, trong đó có bài Mặt trời đêm hát trước quân đội, được thượng tướng Phan Trung Kiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khen ngợi và lấy đĩa phổ biến cho anh em..
Các vở tiêu biểu: Đường gươm Nguyên Bá, Tây Thi, Người tình trên chiến trận, Tìm lại cuộc đời, Khách sạn hào hoa, Ánh lửa rừng khuya, Rạng ngọc Côn Sơn, Pha lê và cát bụi, Khúc ly hương (HCB Liên hoan sân khấu Mùa thu TP.HCM), Tần Nương Thất, Nỗi lòng Chu Văn An (Giải diễn viên xuất sắc Liên hoan cải lương truyền hình năm 2000)
Nghệ sĩ sinh tại là một vùng quê có truyền thống Cách mạng. Đến năm 1962 thì vùng quê ấy được giải phóng, thế là Thanh Liêm được cắp sách đến học ở mái trường Cách mạng. Thanh Liêm sinh ra đã có sẵn dòng máu nghệ thuật, nên lúc học ở trường phổ thông anh nhiệt tình, linh hoạt với phong trào văn thể mỹ (làm báo tường, đá bóng, văn nghệ). Năm 1963- 1964, anh được Đoàn Thanh niên địa phương chỉ định làm Trưởng Ban văn nghệ thiếu nhi của thôn. Ban ngày đến trường học chữ, ban đêm anh đi học vũ múa, ca nhạc do những cán bộ của đoàn văn công huyện huấn luyện. Sau đó, anh về thôn tập dợt cho Ban văn nghệ ở thôn.
Thanh Liêm được mời thu thanh nhiều chương trình ca nhạc “Tiếng hát học sinh”; và từ đây Thanh Liêm đã nung nấu ước mơ làm nghệ sĩ...Tuy nhiên, sở trường của anh lúc bấy giờ là ca nhạc, với những ca khúc hợp với tuổi học trò hoặc những ca khúc tiền chiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là chính. Còn về Tài tử - Cải lương thì anh chưa biết gì, chỉ thỉnh thoảng nghe đài, đĩa hát rồi ca bập bẹ vài câu Vọng cổ thôi. Giữa năm 1964 chiến tranh khá ác liệt, Mỹ đổ bộ vào miền Trung - Nam bộ, sau khi đảo chánh Ngô Đình Diệm (11/1963) để dựng lên chánh quyền mới của Sài Gòn. Giặc càn quét rất khốc liệt vào vùng giải phóng-quê của Thanh Liêm. Ban đầu,
Buổi đầu Thanh Liêm đến Sài Gòn hầu như không có người thân để nương tựa, trong tay không chút vốn liếng, nghề nghiệp gì cả. Thanh Liêm tìm đến những nơi ca nhạc như phòng trà, quán ban để xin cộng tác nhưng đều bị từ chối, rồi anh tìm đến rạp hát để xin phụ việc tạp vụ có chỗ tạm trú qua ngày.
Nhờ quen với những người ở rạp hát, họ chỉ anh qua quận 8, tìm đến lò nhạc sĩ út trong và nhạc sĩ BảyTrạch (cùng thầy với NSUT Minh Vương) để học ca Tài tử và Cải lương. Chỉ trong vòng thời gian chưa đầy nửa năm mà Thanh Liêm ca rành 3 Nam, 6 Bắc, 7 Bài, toán, Vọng cổ và nhiều bài bản vắn Cải lương (1965).Thanh Liêm nhiều đêm nép mình ở các rạp hát để xem những nghệ sĩ đàn anh ca diễn mà học gián tiếp cái hay của mỗi người một nét, nhận biết tính cách nhân vật, thế nào là hỉ, nộ, ái, ố.. Thanh Liêm xin đầu quân vào gánh Cải lương Bạch Liên Hoa của bầu hề Ty (cuối năm 1965); ban đầu, anh chỉ được ca sa lon trước khi mở màn (thử nghề). Lúc này NS Thanh Liêm (trùng tên) đang hát chánh nên Nguyễn Thanh Liêm phải “né”, anh đổi nghệ danh là Hoài Trúc Linh và chỉ một tháng sau bầu cho anh hát vai chánh Nguyễn Hoàng Minh trong vở “Tướng cướp Bạch Hải Đường” (TG: Nguyễn Huỳnh). Vì “một rừng không thể hai cọp” nên Hoài Trúc Linh qua hát cho Thủ Đô Hương Hoa Lan, lúc thì hát kép nhì, lúc thì kép chánh; sau đó anh qua gánh Dạ Kim Đô của bầu Hoàng Yến hát kép chánh.